Định giá tài sản là phương tiện vận tải
Giới thiệu về thẩm định giá tài sản là phương tiện giao thông vận tải đường bộ đã qua sử dụng.
1. Khái niệm về thẩm định giá tài sản là phương tiện giao thông vận tải đường bộ đã qua sử dụng
Theo điều 4 Pháp lệnh số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 10 tháng 5 năm 2002 quy định: “Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị tài sản phù hợp với thị trường tại một thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế”.
Nói cách khác, thẩm định giá là sự ước tính về giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thức tiền tệ cho một mục đích đã được xác định rõ trong những điều kiện của một thị trường nhất định với những phương pháp phù hợp. Tuỳ theo từng trường hợp, mục đích thẩm định cụ thể, thẩm định giá tài sản là phương tiện vận tải đã qua sử dụng được áp dụng khái niệm giá trị thị trường hoặc giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá.
2. Thị trường và các phương pháp thẩm định giá phương tiện giao thông vận tải đường bộ đã qua sử dụng
Thị trường phương tiện vận tải đã qua sử dụng là một thị trường rất phức tạp do chủng loại phương tiện, model phong phú bao gồm xe nhập khẩu, xe lắp ráp trong nước, xe tự chế, hoán cải hoặc đã được nâng cấp (độ) nên có chất lượng, tỷ lệ chất lượng còn lại của phương tiện không đồng đều, khó có sản phẩm để so sánh.
Thị trường chuyển đổi phương tiện vận tải đường bộ đã qua sử dụng có số lượng lớn và nhu cầu trao đổi nhiều do nhu cầu sử dụng thay đổi tuỳ thuộc vào thu nhập, sở thích cá nhân của người sử dụng. Việc định giá phương tiện vận tải đã qua sử dụng rất phức tạp do các tiêu chuẩn của phương tiện do việc kém đồng bộ của phương tiện vận tải hay đã bị thay đổi phụ thuộc vào quá trình sử dụng, khai thác hay sở thích của chủ phương tiện.
Giá cả thị trường đối với phương tiện giao thông vận tải đường độ đã qua sử dụng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi mức độ nhập khẩu, khả năng, năng lực lắp ráp trong nước của xe nhập khẩu hay mức độ thu nhập cá nhân trong xã hội. Do chịu ảnh hưởng của phương tiện giao thông, vận tải mới nên thị trường phương tiện giao thông vận tải đường độ đã qua sử dụng cũng chịu những yếu tố xuất ảnh hưởng xuất phát từ sự can thiệp của Nhà nước như thuế nhập khẩu, lệ phí trước bạ, giá nhiên liệu …
Có 5 phương pháp thông thường trong định giá phương tiện giao thông vận tải đường bộ đã qua sử dụng:
– Phương pháp so sánh/ so sánh trực tiếp
– Phương pháp chi phí ( phương pháp giá thành)
– Phương pháp thu nhập (còn gọi là phương pháp đầu tư hoặc phương pháp vốn hóa)
3. Mục đích thẩm định giá phương tiện giao thông vận tải đường bộ đã qua sử dụng:
– Mua bán, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, vay vốn ngân hàng.
– Bảo hiểm và bồi thường tài sản
– Phục vụ thuê tài chính
– Tính thuế và hạch toán sổ sách kế toán, báo cáo tài chính.
– Đầu tư và góp vốn doanh nghiệp, cổ phần hoá.
– Xác định giá trị đầu tư.
– Các mục đích khác
Hồ sơ cần cung cấp cho việc thẩm định giá phương tiện vận tải đường bộ đã qua sử dụng:
– Giấy yêu cầu thẩm định giá khách hàng lập (có mẫu kèm theo)
– Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng mua bán nếu tài sản không thuộc sở hữu của khách hàng đề nghị thẩm định giá.
– Hợp đồng mua bán nếu tài sản đã qua mua bán nhưng chưa đăng ký tên chính chủ của khách hàng đề nghị thẩm định giá.
– Danh mục tài sản yêu cầu thẩm định giá.
– Hồ sơ, công văn, quyết định của cấp thẩm quyền cho phép thẩm định giá để phục vụ mục đích thẩm định (đối với tài sản có nguồn gốc từ Ngân sách).
– Sổ, thẻ tài sản theo dõi việc trung, đại tu, hóa đơn mua thiết bị, phụ tùng thay thế phục vụ nâng cấp, bảo trì máy móc thiết bị, phương tiện vận tải (nếu có).
– Tài liệu kỹ thuật, catalogue.
– Giấy đăng ký phương tiện vận tải
– Giấy chứng nhận đăng kiểm
– Giấy chứng nhận bảo hiểm
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật đối với phương tiện chở vật liệu cháy nổ, nguy hiểm (xe bồn chở gas, hóa chất…)
– Chứng thư giám định chất lượng còn lại hoặc biên bản giám định chất lượng còn lại của cơ quan có thẩm quyền (nếu có)
– Các biên bản định giá tài sản phục vụ công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp khi góp vốn liên doanh, phục vụ công tác kiểm kê của Nhà nước … tại từng thời điểm (nếu có)
* Trường hợp hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật không rõ ràng:
Trong trường hợp hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật không rõ ràng, thiếu cơ sở để tiến hành thẩm định giá như:
– Không rõ ràng về tình trạng pháp lý của tài sản.
– Hạn chế về thông tin, dữ liệu liên quan cần thu thập đối với tài sản.
– Phức tạp trong việc phân loại, hạng tài sản.
– Lượng hoá những nhân tố tác động đến giá tài sản.
Cán bộ thẩm định phải thông báo ngay với khách hàng và nêu rõ mục đích, yêu cầu trưng cầu giám định, tư vấn của các chuyên gia, tổ chức có chức năng về công suất thiết kế, tính năng tác dụng của máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, thời gian tiến hành giám định không tính vào thời gian thực hiện hợp đồng thẩm định giá, chi phí do khách hàng thanh toán.
Trường hợp khách hàng không cung cấp đủ những thông tin cần thiết, cán bộ thẩm định phải kịp thời báo cáo với lãnh đạo công ty. Công ty có quyền từ chối thẩm định, đơn phương huỷ hợp đồng dịch vụ với khách hàng theo quy định của pháp luật./.