1. Khái niệm bất động sản và thẩm định giá bất động sản.
* Theo Điều 174 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/6/2005 quy định:
“1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;
c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
d) Các tài sản khác do pháp luật quy định…”
Theo điều 4 Pháp lệnh Giá số 40 quy định: “Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế”
Như vậy, thẩm định giá bất động sản là số tiền ước tính về giá trị của quyền sử dụng đất, quyền sở sở hữu nhà, công trình vật kiến trúc gắn liền với đất đang được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá và cho một mục đích đã được xác định rõ trong những điều kiện của một thị trường nhất định với những phương pháp phù hợp.
2. Thị trường bất động sản và thẩm định giá bất động sản.
Thị trường bất động sản là không gian, thời gian, địa điểm cụ thể diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và các dịch vụ có liên quan như trung gian, môi giới, tư vấn… liên quan đến BĐS giữa các chủ thể trên thị trường mà ở đó vai trò quản lý nhà nước có tác động quyết định đến sự thúc đẩy phát triển hay kìm hãm hoạt động kinh doanh trên thị trường BĐS.
Giá cả BĐS tuỳ thuộc một phần lớn vào quan hệ cung -cầu trên thị trường. Khi cầu lớn hơn cung, giá BĐS thường bị đẩy cao lên; ngược lại, khi cầu thấp hơn cung, giá BĐS có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, giá cả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như những yếu tố xuất phát từ những khiếm khuyết của thị trường như “độc quyền”, “đầu cơ”, “cạnh tranh không lành mạnh”… có những yếu tố xuất phát từ sự can thiệp của Nhà nước như đầu tư của Nhà nước vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng khu dân cư (đường giao thông, cấp và thoát nước, cấp điện…)
Một bất động sản được đánh giá là sử dụng cao nhất và tốt nhất nếu tại thời điểm định giá cho thấy bất động sản đó đang được sử dụng hợp pháp cũng như đang cho thu nhập ròng lớn nhất hoặc có khả năng cho giá trị hiện tại của thu nhập ròng trong tương lai là lớn nhất, sử dụng cao nhất và tốt nhất đó có thể tồn tại và kéo dài liên tục trong một khoảng thời gian nhất định.
Có 5 phương pháp thông thường trong định giá bất động sản:
– Phương pháp so sánh/ so sánh trực tiếp.
– Phương pháp thu nhập (còn gọi là phương pháp đầu tư hoặc phương pháp vốn hóa).
– Phương pháp chi phí ( phương pháp giá thành).
– Phương pháp lợi nhuận ( hay phương pháp hạch toán).
– Phương pháp thặng dư (hay phương pháp phân tích kinh doanh / phát triển giả định).
3. Mục đích thẩm định giá bất động sản:
– Mua bán, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, vay vốn ngân hàng.
– Xác định giá trị tài sản phục vụ tranh tụng
– Phục vụ thuê tài chính.
– Tính thuế và hạch toán sổ sách kế toán, báo cáo tài chính.
– Đầu tư và góp vốn doanh nghiệp, cổ phần hoá.
– Xác định giá trị đầu tư.
– Các mục đích khác
* Hồ sơ cần cung cấp cho việc thẩm định giá bất động sản (nhà đất):
1. Những căn cứ pháp lý để tiến hành thẩm định giá.
a. Đối với tài sản thuộc sở hữu tập thể, cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước:
– Công văn đề nghị được thẩm định: phải nêu được các khái quát, các yếu tố cơ bản của bất động sản; mục đích cần thẩm định
– Các văn bản thể hiện quyền sở hữu đối với bất động sản.
– Các văn bản của cấp có thẩm quyền đồng ý, cho phép tiến hành thẩm định giá.
– Các văn bản khác: (nếu có)
b. Đối với tài sản thuộc sở hữu cá nhân:
– Giấy đề nghị được thẩm định: phải nêu được các khái quát, các yếu tố cơ bản của bất động sản; mục đích cần thẩm định
– Các văn bản thể hiện quyền sở hữu đối với bất động sản (bản sao)
– Các văn bản khác: (nếu có)
2. Hồ sơ đặc điểm tài sản về mặt kỹ thuật.
– Bản đồ quy hoạch tổng thể khu vực (trích lục).
– Bản đồ quy hoạch chi tiết khu vực (trích lục).
– Chi tiết về qui hoạch từ cơ quan có chức năng ở địa phương hoặc của văn phòng qui hoạch đô thị (bản sao).
– Giấy phép xây dựng nhà, bản vẽ thiết kế xây dựng, dự toán, sơ đồ vị trí bất động sản và các bản vẽ khác (bản sao).
– Bản vẽ hoàn công, hồ sơ quyết toán công trình xây dựng
– Ảnh chụp toàn cảnh bất động sản.
– Những tài liệu khác thể hiện tính pháp lý, kỹ thuật của bất động sản.
3. Hồ sơ, đặc điểm tài sản về mặt pháp lý.
– Hộ khẩu thường trú của chủ bất động sản (bản sao)-đối với TS cá nhân.
– Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao) – đối với tài sản doanh nghiệp.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản
+ Bất động sản đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà: những nội dung Giấy chứng nhận (bao gồm số lô đất, tên địa phương và tên nước, ngày cấp và số đăng ký của Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, sử dụng tài sản).
+ Bất động sản chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà: nguồn gốc tài sản (nhà, đất), tổ chức, cá nhân giao tài sản, ngày làm giấy tờ chuyển dịch tài sản, các giấy tờ kèm theo.
+ Quyết định giao, cấp đất ở của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố hoặc UBND quận, huyện.
+ Quyết định phân nhà, phân đất của thủ trưởng cơ quan đơn vị.
+ Hợp đồng mua nhà của các đơn vị có tư cách pháp nhân được UBND tỉnh, thành phố giao đất làm nhà bán.
+ Các giấy tờ về đất ở do cơ quan có thẩm quyền của chế độ cũ cấp.
+ Một trong các loại giấy chứng minh nguồn gốc bất động sản (trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu TS)
– Trường hợp chủ nhà có các giấy tờ kể trên nhưng không đúng tên chủ đang sử dụng thì phải có các giấy tờ kèm theo như: giấy tờ mua bán nhà, giấy tờ thừa kế, chia, tặng… nhà ở, đất ở.
– Có tranh chấp hay không với các chủ bất động sản liền kề, di chúc, thừa kế.
– Những lợi ích kinh tế thu được từ bất động sản (trường hợp bất động sản đang cho thuê: giá thuê, thời hạn thuê, hợp đồng thuê, thu nhập hàng tháng từ người thuê bất động sản để mở cửa hàng, cửa hiệu, văn phòng đại diện).
– Các hợp đồng mua, bán và cho thuê bất động sản (bản sao).
– Những tài liệu khác thể hiện tính pháp lý của bất động sản.
4. Trường hợp hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật không rõ ràng:
Trong trường hợp hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật không rõ ràng, thiếu cơ sở để tiến hành thẩm định giá như:
– Không rõ ràng về tình trạng pháp lý của tài sản.
– Hạn chế về thông tin, dữ liệu liên quan cần thu thập đối với tài sản.
– Phức tạp trong việc phân loại nhà, đất.
– Lượng hoá những nhân tố tác động đến giá tài sản.
– Không nhận được sự hợp tác của chủ sở hữu hợp pháp của tài sản.
Cán bộ thẩm định phải thông báo ngay với khách hàng và nêu rõ mục đích, yêu cầu trưng cầu giám định, tư vấn của các chuyên gia, tổ chức có chức năng về công suất thiết kế, tính năng tác dụng của máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, thời gian tiến hành giám định không tính vào thời gian thực hiện hợp đồng thẩm định giá, chi phí do khách hàng thanh toán.
* Hồ sơ cần cung cấp cho việc thẩm định giá bất động sản là các dự án đầu tư
1. Những căn cứ pháp lý để tiến hành thẩm định giá.
Giấy đề nghị được thẩm định: phải nêu được các khái quát, các yếu tố cơ bản của bất động sản; mục đích cần thẩm định- Các Quyết định của UBND cấp Tỉnh về việc: Chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng đất; Thu hồi đất; Giao đất cho chủ đầu tư để thực hiện dự án đầu tư.- Các văn bản khác thể hiện quyền sở hữu đối với bất động sản và các văn bản của cấp có thẩm quyền đồng ý, cho phép tiến hành thẩm định giá (nếu có).
2. Hồ sơ đặc điểm tài sản về mặt kỹ thuật.
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 của Cơ quan có thẩm quyền.- Quyết định của UBND cấp Tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án,- Sơ đồ vị trí thửa đất,- Báo cáo dự án đầu tư của đơn vị tư vấn thiết kế.- Các loại văn bản của các Sở, ban ngành về việc thỏa thuận, góp ý về dự án đầu tư (nếu có).- Các loại văn bản thỏa thuận về Điện, nước, PCCC, thoát nước…. của dự án.- Các văn bản chứng minh năng lực tài chính của Chủ đầu tư.- Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của Sở Xây dựng,- Quyết định của UBND cấp tỉnh về việc Duyệt dự án đầu tư xây dựng dự án của chủ đầu tư,- Giấy phép xây dựng , bản vẽ thiết kế xây dựng, dự toán tổng mức đầu tư,- Các hồ sơ khác khác thể hiện tính pháp lý, kỹ thuật liên quan đến dự án (nếu có)
3. Hồ sơ, đặc điểm tài sản về mặt pháp lý.
Giấy phép đăng ký kinh doanh của chủ đầu tư (bản sao)- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản (đối với BĐS đã được cấp Giấy chứng nhận).- Các hợp đồng mua, bán và cho thuê bất động sản (bản sao).
4. Trường hợp hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật không rõ ràng:
Trong trường hợp hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật không rõ ràng, thiếu cơ sở để tiến hành thẩm định giá, Cán bộ thẩm định phải thông báo ngay với khách hàng và nêu rõ mục đích, yêu cầu trong việc thẩm định giá.
Trường hợp khách hàng không cung cấp đủ những thông tin cần thiết, cán bộ thẩm định phải kịp thời báo cáo với lãnh đạo công ty. Công ty có quyền từ chối thẩm định, đơn phương huỷ hợp đồng dịch vụ với khách hàng theo đúng quy định của pháp luật./.
Hãy gọi cho chúng tôi để được hỗ trợ và trải nghiệm dịch vụ của chúng tôi
Sales and Services : 090 836 2268 / 090 329 66 00
Hotline 24/7: 0989 34 60 80
Hoặc gửi email về địa chỉ: baotinvatesco@gmail.com /services@baotinvatesco.vn